Danh mục
GDCD 7 TIẾT 27 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ ( XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN )
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Thái
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22:39 01/06/2020
Lượt xem: 159
Dung lượng: 18,2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: Tiết theo PPCT: Ngày giảng: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ ( XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: học sinh hiểu: - Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn ) gồm có những cơ quan nào? - Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã ( phường thị trấn ). -Kể được một số công việc mà cơ quan NN cấp xã đã làm để chăm lo cho đ/s nd 2. Kĩ năng: -HS biết chấp hành và vận động cha mẹ ,mọi người chấp hành các quyết định của cơ quan NN ở địa phương 3. Thái độ: -HS tôn trọng các cơ quan NN ở cơ sở, ủng hộ hoạt động của các cơ quan đó. *GD kĩ năng sống: -HS cần có kĩ năng phân tích so sánh, giải quyết vấn đề,tư duy sáng tạo,hợp tác. 4. Năng lực: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: 1.Chuẩn bị của thầy: - Tranh ảnh về ngày bầu cử HĐND ở địa phương, về các hoạt động của HĐND, UBND 2. Chuẩn bị của trò: - Vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước cấp cơ sở. III. Phương pháp: -Thảo luận nhóm,xử lí tình huống, hỏi và trả lời,thuyết trình IV. Hoạt động dạy học: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ :(5’) - Vẽ sơ đồ phân công bộ máy nhà nước? - Công dân có quyền, nghĩa vụ gì đối với Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam? Liên hệ bản thân em. 3. Bài mới: Trong đời sống hàng ngày ở địa phương mọi công dân đều có quan hệ qua lại với các cơ quan của bộ máy nhà nước ở cấp cơ sở: Cấp xã (phường, thị trấn). Để hiểu rõ về bộ máy nhà nước cấp cơ sở chúng ta sang bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn). *Hoạt động 1: Nội dung bài học - Mục đích: HS nắm được thế nào là bộ máy nhà nước cấp cơ sở và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp cơ sở . - Thời gian: 10 phút - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình. - Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa. Hoạt động của GV-HS Nội dung chính MT:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học. CTH: ? HĐND xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền thuộc cấp nào? ? HHĐND do ai bầu ra và có trách nhiệm gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. II. Nội dung bài học: 1.Bộ máy nhà nước cấp cơ sở: - Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực NN ở địa phương do nhân dân bầu ra . -UBND xã là cơ quan hành chính NN ở địa phương do HĐND xã bầu ra 2.Nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp cơ sở: - Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ : +Chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự phát triển kinh tế, xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân; về quốc phòng an ninh ở địa phương. +Giám sát hoạt động của thường trực HĐND,UBND xã, giám sát việtc thực hiện nghị quyết của HĐND xã -UBND là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND có nhiệm vụ: +Thực hiện quản lí NN ở địa phương mình trong mọi lĩnh vực + Kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật của cơ quan NN cấp trên và nghị quyết của HĐND xã +Đảm bảo an ninh chính trị ,trật tự an toàn xã hội *Hoạt động 2 : Bài tập - Mục đích: Củng cố kiến thức về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ máy nhà nước cấp cơ sở qua các bài tập - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm... - Thời gian: 15 phút - Phương tiện, tư liệu: SGK. Hoạt động của GV-HS Nội dung chính MT:Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. CTH: - Đưa tình huống: Em Lan đã đến tuổi đi học nhưng chuă được khai sinh vì bố mẹ chưa đăng kí kết hôn. Có người bảo: “Cứ đến UBND xin giấy là được”. Có người lại bảo: “ Không được, phải có giấy đăng kí kết hôn rồi mới xin được giấy khai sinh cho Lan. Luật pháp chưa công nhận lấy nhau thì làm sao mà khai sinh cho con được. ? Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? ? Em hãy kể một số việc làm của gia đình em đã là với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận. III. Luyện tập: - Xử lí tình huống: Em đồng ý với ý kiến thứ 2. Vì khi làm giấy khai sinh phải có tên bố, tên mẹ và người bố, người mẹ đó phải được pháp luật công nhận là vợ chồng. . MT:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp nội dung bài học. CTH: ? UBND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra? - Nhận xét. ? UBND xã (phường, thị trấn) có nhiệm vụ và quyền hạn gì? - Bổ sung: Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trong các lĩnh vực: đất đai, nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao. . . Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn XH, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, quản lí hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, quản lí việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương. ? Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã (phường, thị trấn) như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, liên hệ, giáo dục học sinh. - UBND xã (phường, thị trấn) do HĐND xã (phường, thị trấn) bầu ra, có nhiệm vụ và quyền hạn: + Quản lí nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực: Đất đai, nông nghiệp, công nghiệp.... + Tuyên truyền và giáo dục pháp luật. + Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. + Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản. + Chống tham nhũng và tệ nạn xã hội. 3.Trách nhiệm của công dân: + Tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước. + Làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ. + Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật. + Chấp hành những quy định của chính quyền địa phương. * Bài tập - Mục đích: Củng cố kiến thức về bộ máy nhà nước qua các bài tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo luận nhóm... - Thời gian: 20 phút - Phương tiện, tư liệu: SGK. Hoạt động của GV-HS Nội dung chính MT :Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. CTH: - Gọi học sinh đọc, làm bài tập b. - Nhận xét. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập c. - Gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét. Bài tập bổ sung: Em hãy chọn ý đúng? Bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau: a. HĐND xã (phường, thị trấn). b. UBND xã (phường, thị trấn). c. Trạm ytế xã (phường, thị trấn). d. Công an xã (phường, thị trấn). e. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã. f. Hợp tác xã điện. g. Trạm bơm xã. ? Học bài này em thấy đã giúp ích gì cho em? - Nhận xét, kết luận. III. Luyện tập Bài tập b: UBND xã (phường, thị trấn) do HĐND trực tiếp bầu ra. *Bài tập c: A1, A4, A5, A6, A7: B2. A2, A3 : B1. A8 : B4. A9 : B3. Bài tập bổ sung: Câu đúng: a, b, c, d. 4.Củng cố: - Mục đích: Củng cố lại nội dung bài học. - Thời gian: 5 phút - Phương pháp: Động não, sắm vai. - Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa. Tổ chức cho học sinh sắm vai tình huống: Trên đường đi học về phát hiện có một số người đang chặt phá rừng. HS:- Viết kịch bản, phân công sắm vai tình huống. - Gọi học sinh nhận xét. 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Nắm kĩ nội dung bài học, học bài, hoàn thành các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài: Ôn tập Học kì II. + Xem lại toàn bộ nội dung đã học từ học kì II đến nay. + Xem kĩ các bài tập, tình huống SGK. + Tìm những tấm gương, câu chuyện về các nội dung đã học. V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.