Danh mục
KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 4 TUẦN 31 TIẾT 31 (2) -Chủ đề 8. Con đường tương lai (Tháng 4) Em phù hợp với nghề nào
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Thái
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22:10 13/04/2023
Lượt xem: 15
Dung lượng: 270,1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 4 TUẦN 31 TIẾT 31 (2) -Chủ đề 8. Con đường tương lai (Tháng 4) Em phù hợp với nghề nào Tuần 31 Ngày soạn: 13/4/2023 Ngày dạy:....../4/2023 Lớp 7C TS: Vắng: CHỦ ĐỀ 8: CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI Thời gian thực hiện: (02 tiết) Tháng 4: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề TUẦN 31 - TIẾT 31: EM PHÙ HỢP VỚI NGHỀ NÀO ( TIẾT 1). I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Tìm và ghi lại những câu ca dao, tục ngữ, hò, vè,…. nói về các nghề nghiệp khác nhau. - Tìm hiểu những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề địa phương, từ đó có được sự tự đánh giá được sự phù hợp của bản thân với các nghề ở địa phương. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về các năng lực phẩm chất của các nghề và nhận ra sự phù hợp của mình với nghề nào, hs mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung. - Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn nét đẹp, truyền thống của nghề địa phương. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh ảnh, tư liệu về nghề ở địa phương, yêu cầu của các nghề. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động. - Máy tính, máy chiếu (Tivi). - Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ. 2. Đối với học sinh - Tìm và ghi lại những câu ca dao, tục ngữ, hò, vè,…. nói về các nghề nghiệp khác nhau. - Tìm hiểu những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề địa phương. - Mỗi nhóm chuẩn bị 2 hoặc 3 hộp xúc xắc nghề nghiệp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - KT sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (6 phút) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức. 3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 5 phút, lần lượt viết tên các nghề rồi ghép với nguy hiểm và cách giữ an toàn khi lao động nghề đó. + Đội nào viết được nhiều, đúng tên các nghề nghiệp và ghép với nguy hiểm và cách giữ an toàn khi lao động nghề đó thì đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều nghề xung quanh chúng ta, vậy nghề nào là nghề phù hợp với em nhất? Chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm để trả lời vấn đề “ EM PHÙ HỢP VỚI NGHỀ NÀO” này nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Hoạt động 1: Yêu cầu của nghề nghiệp. (10 phút) 1. Mục tiêu: Khám phá đặc điểm và yêu cầu cơ bản của một số nghề. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Khám phá đặc điểm và yêu cầu cơ bản của một số nghề thông qua hoạt động nối, ghép các mặt của “Hộp xúc xắc nghề nghiệp” mỗi nghề phân loại trên các mặt xúc xắc theo hai nhóm : phẩm chất và năng lực. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: . Khám phá đặc điểm và yêu cầu cơ bản của một số nghề thông qua hoạt động nối, ghép các mặt của "Hộp xúc xắc nghề nghiệp. . Phân loại các yêu cầu đối với mỗi nghề trên hộp xúc xắc theo hai nhóm: phẩm chất và năng lực. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động nhóm của HS GV chiếu các thông tin về phẩm chất, năng lực của một số nghề. GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Yêu cầu của nghề nghiệp. a. • Giáo viên: Kiên nhẫn, nhẹ nhàng, giao tiếp tốt, hiểu biết, yêu quý trẻ em. • Điều dưỡng: Có khả năng chăm sóc người khác. • Nghề nông: Hiểu biết về thiên nhiên, cần cù. • Thợ cơ khí: Hiểu biét về máy móc. • Kế toán, bán hàng: Khả năng tính toán tốt, cẩn thận, tỉ mỉ. b. Phân loại phẩm chất, năng lực. Phẩm chất Năng lực Kiên nhẫn Có kĩ năng chăm sóc người khác Cần cù Hiểu biết về thiên nhiên Cẩn thận Hiểu biết, yêu quý trẻ em Tỉ mỉ Hiểu biết về máy móc Khả năng tính toán tốt Giao tiếp tốt Hoạt động 2: Phẩm chất, năng lực cần có đối với các nghề ở địa phương (15 phút) 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định các yêu cầu về phẩm chất năng lực của người làm nghề ở địa phương. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: sản phẩm hoạt động nhóm của các nhóm HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: xác định các yêu cầu về phẩm chất năng lực của người làm nghề ở địa phương. - GV gợi ý cho HS: + mỗi nhóm cử 3 – 4 người tham gia; + Lựa chọn một trong số các nghề ở địa phương. + Chỉ ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm các nghề này. - Đại diện nhóm lên trình bày. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trình bày. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về các sản phẩm của các nhóm. 2. Phẩm chất, năng lực cần có đối với các nghề ở địa phương. Tên nghề ở địa phương Yêu cầu về phẩm chất Yêu cầu về năng lực Giáo viên Kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, công bằng, vị tha - Kiến thức vững vàng. - Sử dụng thành thạo các phần mềm word, powerpoint,… Nghề thợ điện Chăm chỉ, kiên trì Sử dụng thành thạo dụng cụ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 6 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về phẩm chất, năng lực của một số nghề. 3. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của học sinh. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: tham gia trả lời các câu hỏi TNKQ. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (6 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm và ghi lại những câu ca dao, tục ngữ, hò, vè,…. nói về các nghề nghiệp khác nhau. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm và ghi lại những câu ca dao, tục ngữ, hò, vè,…. nói về các nghề nghiệp khác nhau. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút) Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: - Tìm hiểu sự phù hợp của bản thân với các nghề ở địa phương. - Làm tập san về nghề ở địa phương. Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.