Danh mục
HĐ NGLL 7 THÁNG 1,2 TUẦN 20 TIẾT 9,10 TÌM HIỂU VỀ Ý NGHĨA CỦA LÌ XÌ , MỪNG TUỔI,KỂ VỀ KHÔNG KHÍ NGÀY TẾT, VUI XUÂN CỦA GIA ĐÌNH, BẠN BÈ
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Thái
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 27/12/19 10:54
Lượt xem: 169
Dung lượng: 31.6kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: HĐ NGLL 7 THÁNG 1,2 TUẦN 20 TIẾT 9,10 TÌM HIỂU VỀ Ý NGHĨA CỦA LÌ XÌ , MỪNG TUỔI,KỂ VỀ KHÔNG KHÍ NGÀY TẾT, VUI XUÂN CỦA GIA ĐÌNH, BẠN BÈ Ngày soạn: 26/12/2019 CHỦ ĐIỂM THÁNG 1, 2 MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN TIẾT 9 TÌM HIỂU VỀ Ý NGHĨA CỦA LÌ XÌ , MỪNG TUỔI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu những nét chính về ý nghĩa của lì xì , mừng tuổi. - Hiểu thêm về truyền thống quê hương, đất nước. 2. Kĩ năng - Rèn luyện tính tự giác, có quyết tâm cao trong học tập. - Rèn được kĩ năng giao tiếp, phát biểu trước tập thể. 3. Thái độ - Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hằng ngày. - Giá trị đạo đức cần đạt: Yêu thương, hạnh phúc, tự hào và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. II. CÁCH THỨC TỔ CHỨC LỚP HỌC Ở các lớp khác lớp chủ nhiệm: GV thực hiện theo thời khóa biểu. III. CHUẨN BỊ Giáo viên - Phân công người điều khiển chương trình. - Cá nhân, tổ đăng kí các tiết mục văn nghệ. Học sinh - Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm... - Tìm hiểu ý nghĩa của lì xì, mừng tuổi IV. PHƯƠNG PHÁP - Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Trò chơi văn nghệ. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7A 7B 7C 2. Kiểm tra (1’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới (40’): HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG (5’) - Học sinh hát tập thể. - Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu 1. Khởi động - Hát tập thể bài : “Vui tới trường” - Tuyên bố lý do. - Giới thiệu đại biểu, thành phần, thông qua chương trình. HOẠT ĐỘNG II : TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GÔC, Ý NGHĨA CỦA VIỆC LÌ XÌ (20’) Gv: Cung cấp cho hs nguồn gốc của lì xì Sự tích kể rằng, phong tục lì xì ngày Tết Nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy. Hai vợ chồng vui mừng đem chuyện kể lại cho mọi người nghe. Thấy việc lấy tiền bọc trong bao đỏ xua đuổi được yêu quái, giúp cho trẻ em mạnh khỏe an lành nên cứ Tết đến người ta lại bỏ tiền vào những phong bì đỏ cho trẻ em, còn gọi là tiền lì xì và nó dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi hay còn gọi là lì xì ngày Tết. Cũng từ đây, phong tục này du nhập vào Việt Nam và trở thành một phong tục truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến. Chỉ cần là Tết, trẻ con, người già sẽ luôn là những người nhận được tiền lì xì đầu tiên. Phong bao lì xì thường là màu đỏ, là màu của may mắn, kèm theo tiền lì xì ở bên trong và những lời chúc. Tất cả đều thề hiện sự may mắn, mang lộc tới nhà và sức khỏe dồi dào. Với trẻ con thì ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn. Với người già thì khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi. HOẠT ĐỘNG III : VĂN NGHỆ - NỘI DUNG TÍCH HỢP GD ĐẠO ĐỨC (15’) Học sinh giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các cá nhân và tập thể với nội dung về mùa xuân và tình yêu thương gia đình, bạn bè, quê hương, đất nước. 3. Văn nghệ Các tiết mục văn nghệ của các cá nhân và tập thể với nội dung về mùa xuân, tình yêu quê hương, đất nước. 4. Củng cố: (2’) GVCN đánh giá hoạt động. 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) + Phân công nhiệm vụ tuần tiếp theo: - Kể về không khí ngày Tết, vui xuân của gia đình, bạn bè, nơi cư trú, ở quê hương. - Tìm hiểu về các phong tục, các lễ hội ngày Tết của quê hương. VI. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………................................. Ngày soạn: 26/12/2019 CHỦ ĐIỂM THÁNG 1, 2 MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN TIẾT 10 KỂ VỀ KHÔNG KHÍ NGÀY TẾT, VUI XUÂN CỦA GIA ĐÌNH, BẠN BÈ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được không khí ngày Tết của quê hương, biết được các lễ hội, phong tục ngày Tết của quê hương. - Tự hào về Đảng quang vinh, tự hào về sự đổi mới của quê hương, đất nước. 2. Kĩ năng - Rèn luyện tính tự giác, có quyết tâm cao trong học tập. - Rèn được kĩ năng giao tiếp, phát biểu trước tập thể. 3. Thái độ - Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hằng ngày. - Giá trị đạo đức cần đạt: Yêu thương, hạnh phúc, tự hào và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. II. CÁCH THỨC TỔ CHỨC LỚP HỌC Ở các lớp khác lớp chủ nhiệm: GV thực hiện theo thời khóa biểu. III. CHUẨN BỊ Giáo viên - Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí. Học sinh - Bài kể về không khí ngày Tết của gia đình, bạn bè. - Tìm hiểu về các phong tục, các lễ hội ngày Tết của quê hương. IV. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp. - Thuyết trình. - Thảo luận. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7A 7B 7C 2. Kiểm tra (1’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới (40’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG (7’) - Bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát: "Mùa xuân và tuổi thơ" (Nhạc và lời Bùi Anh Tú). Hái hoa dân chủ tìm hiểu truyền thống văn hóa quê hương. - Chia tổ xong, đại diện tổ lên hái hoa, đọc câu hỏi và trả lời. Câu 1: Ngày 3/2 là ngày gì? (thành lập Đảng CSVN) Câu 2: Cho biết loài hoa đặc trưng cho mùa xuân ở miền Bắc và miền Nam của nước ta? - miền Bắc : hoa Đào - miền Nam: hoa Mai Câu 3: Kể tên một vài trò chơi dân gian trong dịp Tết - Chơi ô quan, Đá cầu, Kéo co, Nhảy dây, Cướp cờ, Đập niêu… 3) Em hãy cho biết ngày đầu xuân ở Việt Nam, chúng ta thường làm một việc gì để nhớ tổ tiên? - Tảo mộ Câu 4: Kể tên một vài món ăn truyền thống trong dịp Tết Bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, thịt kho nước dừa, canh khổ qua hầm… - Sơ kết vòng 1. Công bố điểm của các tổ. Câu 5: Trong tháng 3 có những ngày lễ nào? Đó là ngày gì? (8/3, Quốc tế phụ nữ; 26/3 Thành lập Đoàn). HOẠT ĐỘNG II : CÁC LỄ HỘI CỦA QUÊ HƯƠNG (20’) - Các nhóm mỗi nhóm giới thiệu về một lễ hội ở địa phương: Có vẽ tranh và thuyết trình tranh. Thi văn nghệ giữa các tổ Phần 1: Hiểu biết và ghi nhớ - Yêu cầu các tổ kể tên bài hát và tác giả theo chủ đề ca ngợi đảng, mùa xuân, quê hương. - BGK chấm điểm kể được nhiều tên bài hát và đúng tác giả. Phần 2: Mình cùng hát - Các tỏ lần lượt bốc thăm hát bài hoặc đoạn có từ: đất nước, đảng, mùa xuân, tình bạn. Yêu cầu hát đúng nhạc. - Tổ nào đến lượt mà không hát đúng yêu cầu coi như thua cuộc. Lúc đó dành thời gian cho cổ động viên. - Ban giám khảo cho điểm mỗi tổ lên bảng. - Lớp trưởng mời GVCN nhận xét, tổng kết - Công bố kết quả cuộc thi. Trao phần thưởng. HOẠT ĐỘNG III : BÀI VIẾT – NỘI DUNG TÍCH HỢP GD ĐẠO ĐỨC (13’) - Nghiệm thu những bài viết của học sinh về không khí ngày Tết của gia đình, bạn bè 3. Bài viết về không khí ngày Tết của gia đình, bạn bè, quê hương. 4. Củng cố (2’) GVCN nêu ý kiến kết thúc hoạt động, nhận xét kết quả hoạt động. Thư ký thông báo kết quả và GVCN trao giải. 5. Hướng dẫn về nhà (1’) + Phân công nhiệm vụ tuần tiếp theo: - Yêu cầu mỗi HS tìm đọc Điều lệ Đội; sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu về Đội để tham gia hoạt động - Các câu hỏi để tạo đàm, thảo luận. VI. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………….................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.