Danh mục
KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 12 TUẦN 13 TIẾT 38- CĐ 4 Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Thái
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23/11/23 21:09
Lượt xem: 1
Dung lượng: 27.3kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 12 TUẦN 13 TIẾT 38- CĐ 4 Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo TUẦN 13 Ngày soạn: 23/11/2023 Tiết Ngày dạy Lớp HS có mặt HS vắng mặt Có phép Không phép /11/2023 7B /11/2023 7C Tháng 12 CHỦ ĐỀ 4: TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG Tiết 38. Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và vận động người thân, bạn bè tham gia. - Chia sẻ với mọi người về kế hoạch tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết giúp đỡ người khác trong các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương và bày tỏ cảm xúc về những câu chuyện đó - Trách nhiệm: Ghi lại những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo mà em đã tham gia - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học tập tham gia nhiệt tình các hoạt động nhân đạo. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh ảnh, tư liệu về các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) - Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ 2. Đối với học sinh - Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật về các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo ở lớp, trường mà mình đã tham gia. - Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có tám lòng nhân đạo III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - KT sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức. 3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết về các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo mà em biết và đã tham gia. + Đội nào viết được nhiều, đúng thì đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, như vậy đây là các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo mà các con biết và đã từng tham gia. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa và mục đích của các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo hoạt động như thế nào chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là thiện nguyện nhân đạo (13 phút) 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. Kế hoạch tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. Cách thức vận động người thân và các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trong suốt một năm học lớp 6, các em cũng đã tham gia các hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo nào mà nhà trường đã tổ chức - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Thế nào là thiện nguyện nhân đạo ? Hãy nêu những hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo. ? Chia sẻ những hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo với bạn bè - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: những hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo. (Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu, kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà) - Tìm hiểu thiện nguyện, nhân đạo: Thiện nguyện, nhân đạo là một hành động trợ giúp người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống mà tự họ không thể thay đổi được. Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm,... đến các tổ chức từ thiện nhằm mục đích cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe,... Những hành động như trợ giúp tinh thần an ủi người gặp nạn, dành thời gian, công sức làm việc cho các tổ chức từ thiện cũng được xem là hành động thiện nguyện nhân đạo. Thiện nguyện nhân đạo nên được xuất phát từ tấm lòng, theo khả năng của người muốn làm từ thiện và không bị bắt buộc bởi bất kỳ một người hay tổ chức nào + Tên hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. + Em đã làm những việc gì trong hoạt động này: + Ý nghĩa và mục đích của các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo + Vận động người thân và các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo + Chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương và bày tỏ cảm xúc về những câu chuyện đó + Kể lại một kỉ niệm khi tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. - Về giáo dục: + Đối với các thầy cô giáo: Phát động phong trào hoạt động thiện nguyện, nhân đạo gắn với truyền thống uống nuớc nhớ nguồn. + Đối với HS: Biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo - Về hoạt động xã hội: + Hoạt động tình nguyện: Mua tăm ủng hộ người mù, chương trình “ Xuân chia sẻ, Tết yêu thương” do hội đồng đội huyện Nam Trực phát động nhân dịp Tết Nguyên Đán, ủng hộ người khuyết tật tỉnh Nam Định về biểu diễn văn nghệ tại trường + Hoạt động ngoại khóa: Có mời các đoàn tình nguyện, nhân đạo về trường để tuyên truyền và đàm thoại cùng các thầy cô giáo và học sinh + Hoạt động văn nghệ xây dựng tiểu phẩm về các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo - Tấm gương thầy cô, học sinh: + Trong hoạt động dạy và học: tấm gương về thầy, cô tham gia các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo. + Tấm gương thầy cô, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng giúp đỡ người khác trong các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. - GV yêu cầu HS Chia sẻ những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo được tổ chức tại trường hoặc địa phương Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS GV chiếu các hình ảnh về chương trình thiện nguyện và nhân đạo. GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. + Tên hoạt động; “Cặp sách đến trường” + Thời gian tổ chức hoạt động; 1 tháng phát động từ 1 tháng 12 đến 30 tháng 12 + Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động; Phát động đến toàn thể các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong toàn trường. Giao cho ban cán sự lớp bình chọn những bạn có hoàn cảnh khó khăn và gây quỹ ủng hộ của lớp mình chuyển về ban tổ chức + Ý nghĩa của hoạt động. Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn có những chiếc cặp sách mới giống như các bạn cùng trang lứa đến trường. - Về giáo dục: + Giáo dục học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo gắn với truyền thống uống nuớc nhớ nguồn. + Biết chia sẻ, yêu thương nhữ bạn học sinh và mọi người có hoàn cảnh tật nguyền, khó khăn - Về hoạt động xã hội: + Hoạt động tình nguyện, tham gia các phong trào và chương trình ủng hộ trong trường, tham gia vào các phong trào gây quỹ từ thiện ở lớp và trường mình + Hoạt động ngoại khóa: Vận động mọi người trong gia đình tham gia ủng hộ vật chất và tinh thần các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo + Hoạt động văn nghệ, tiểu phẩm có nội dung liên quan đến hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. GV cung cấp file trên máy tính có thể làm thành video để học sinh vừa nghe vừa quan sát - GV gọi HS chia sẻ các cảm xúc sau khi tìm các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. - Để lan tỏa những tấm lòng nhân đạo: + Tuyên truyền giới thiệu với bạn bè, người thân về các hoạt động thiện nguyện nhân đạo. + Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi. 1. Giới thiệu hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. Ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. - Những xúc cảm của em khi tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo: + Đóng góp 1 phần nhỏ bé của mình vào các hoạt động xã hội + Giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống + Mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, đồng thời làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn Hoạt động 2: Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo phù hợp mà nhóm em dự định tham gia (10 phút) 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể về một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo phù hợp mà nhóm em dự định tham gia Chia sẻ những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo được tổ chức tại trường hoặc địa phương. Gợi ý: • Tên hoạt động • Thời gian tổ chức hoạt động • Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động • Ý nghĩa của hoạt động Trả lời: 1. Chia sẻ về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: • Tên hoạt động: Ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam. • Thời gian tổ chức hoạt động: Buổi sinh hoạt dưới cờ thứ hai (tháng 12/2022) • Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động: Ủng hộ hiện vật (tiền mặt), tối thiểu là một bữa ăn sáng. • Ý nghĩa của hoạt động: giúp đỡ, động viên các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam để họ vượt lên hoàn cảnh, cải thiện cuộc sống. 2. Lập kế hoạch và thực hiện hoạt động thiện nguyên, nhân đạo a. Phân tích kế hoạch hoạt động thiện nguyện, nhân đạo "Cuốn sách yêu thương" của lớp 7A: • Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và đối tượng hướng tới. • Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. • Mục đích của hoạt động thiện nguyện nhân đạo. • Thành phần tham gia. • Phân công công việc. • Dự kiến thời gian thực hiện. b. Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện nhân đạo phù hợp mà nhóm em dự định tham gia. c. Thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. Trả lời: a. Phân tích kế hoạch hoạt động thiện nguyện, nhân đạo "Cuốn sách yêu thương" của lớp 7A: • Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Cuốn sách yêu thương. • Đối tượng hướng tới: các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. • Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Trao sách - Trao yêu thương. • Mục đích của hoạt động thiện nguyện nhân đạo: gửi tặng sách cho các em nhỏ trong trại trẻ mồ côi. • Thành phần tham gia: học sinh lớp 7A. • Phân công công việc: Mỗi bạn cần làm: o Lựa chọn một hoặc nhiều quyển sách hay và ý nghĩa. o Viết lời nhắn yêu thương, đính vào trang đầu tiên của quyển sách. o Tập hợp sách và đóng gói, lên kế hoạch gửi tặng sách đến các em nhỏ trong trại trẻ mồ côi. • Dự kiến thời gian thực hiện: 1 tháng. b. Gợi ý kế hoạch cho hoạt động thiện nguyện: Áo ấm trao tay. • Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Áo ấm trao tay. • Đối tượng hướng tới: các em nhỏ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. • Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Một manh áo sưởi ấm một trái tim. • Mục đích của hoạt động thiện nguyện nhân đạo: gửi tặng áo ấm cho các em nhỏ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai. • Thành phần tham gia: học sinh lớp 7A. • Phân công công việc: Mỗi bạn cần làm: o Lựa chọn quần áo theo tiêu chí: còn mới, không rách, bẩn, đủ để giữ ấm và được giặt sạch sẽ. o Viết lời nhắn yêu thương và giao cho lớp trưởng tổng hợp. o Tập hợp quân áo, đóng gói và lên kế hoạch gửi tặng đến các em nhỏ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. • Dự kiến thời gian thực hiện: 1 tháng. c. HS tự thực hiện. 3. Vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo a. Thảo luận cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. b. Chia sẻ kết quả thảo luận. c. Thực hiện vận động người thân, các bạn cùng tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. Trả lời: a + b. Cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: • Xác định đối tượng vận động: bố mẹ, anh chị em, người thân, bạn bè,... • Xây dựng nội dung vận động: cùng tham gia các hoạt động quyên góp, chia sẻ, động viên các hoàn cảnh khó khăn,... • Lựa chọn hình thức vận động: o Vận động trực tiếp: trò chuyện, chia sẻ, toạ đàm. o Vận động gián tiếp: tuyên truyền qua thư, tranh cổ động, bài viết, video,... c. HS tự thực hiện. 4. Chia sẻ hoạt động thiện nguyện, nhân đạo em đã tham gia. Trả lời: Gợi ý: Em đã tham gia hoạt động thiện nguyện "Vì miền Trung ruột thịt" vào đầu tháng này để ủng hộ sách vở, quần áo, đồ dùng học tập,... cho đồng bào miền Trung đang hứng chịu thiên tai. Nghe cô giáo phổ biến, các thành viên trong lớp của em đều hưởng ứng rất nhiệt tình. Hôm sau, em và các bạn đều mang đầy đủ những món đồ mà mình đã chuẩn bị đến nộp. Cô giáo đã giao cho bạn lớp trưởng và lớp phó kiểm tra lại, thống kê các món đồ thu được. Lớp em đã đóng góp được mười bộ sách giáo khoa, hai mươi bộ quần áo vẫn còn rất mới và hơn một triệu đồng tiền mặt. Cuối buổi chiều, các bạn nam phụ trách mang những món quà của lớp đem nộp cho cô tổng phụ trách. 2. Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo + Mỗi hoạt động thiện nguyện nhân đạo đều mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam. + Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được là sau khi hoạt động từ thiện kết thúc, lớp em đã được tuyên dương trước toàn trường. Em cảm thấy đây là một hoạt động rất ý nghĩa, và vui vẻ khi làm được một việc tốt. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch tham gia một hoạt đông thiện nguyện nhân đạo. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: + Về học tập: • Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo mà lớp, nhà trường và các cấp phát động. • Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về thiện nguyện nhân đạo. + Về vã tranh, tiểu phẩm về các hoạt động thiện nguyện nhân đạo,…. - GV nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở trường mình. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: + Tên bạn học sinh. + Kết quả nổi bật của bạn trong các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.. + Em học được điều gì từ bạn. - GV nhận xét, đánh giá. E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút) Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: - Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương + Hành vi giao tiếp, úng xử có văn hoá trong hoạt động cộng đồng + Chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp và chưa phù hợp trong các hoạt động cộng đồng - Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến hành vi ứng xử có văn hoá trong cộng đồng. - Chia sẻ một hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá mà em quan sát được khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết. - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành. - Các tình huống thực tế trong cuộc sống

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.