Danh mục
KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 3 TUẦN 27 TIẾT 79-81 CĐ 7 - Cuộc sống quanh ta -ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM nộp
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Thái
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 25/03/24 05:55
Lượt xem: 1
Dung lượng: 677.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 3 TUẦN 27 TIẾT 79-81 CĐ 7 - Cuộc sống quanh ta -ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM nộp TUẦN 27 Ngày soạn: 21/03/2024 Tiết Ngày dạy Lớp HS có mặt HS vắng mặt Có phép Không phép … /3/2024 7B /3/2024 7C CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG QUANH TA TIẾT 79,80,81: ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi học chủ đề này, HS có khả năng: - Nắm được những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhà kính, ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái đất, một số khó khăn và tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. - Biết cách vượt qua khó khăn và biết tự bảo vệ bản thân khi gặp những tình huống nguy hiểm. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính, những khó khăn và tình huống nguy hiểm, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung. - Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn bảo vệ môi trường. - GD đạo đức: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh ảnh, tư liệu về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhà kính, các tình huống khó khăn, nguy hiểm tong cuộc sống. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Hình ảnh liên quan đến hoạt động. - Máy tính, máy chiếu (Tivi), http://www.baigiang.violet.vn - Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ. 2. Đối với học sinh - Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật về cuộc sống quanh ta. - Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính, những khó khăn và tình huống nguy hiểm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: KTSS lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất? 3. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5’) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi 3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều tốt đẹp, mến thương và trân trọng nhưng bên cạnh đó con người cũng cần phải nhận thức được những khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống để có thể tự bảo vệ mình, mọi người và bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của chúng ta. Chủ đề “cuộc sống quanh ta” mà cô trò chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp cúng ta nhận thức rõ hơn những nguyên nhân, tác hại của hiệu ứng nhà kính, cách thức vượt qua khó khăn và cách tự bảo vệ mình khi gặp tình huống nguy hiểm nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (125’) HOẠT ĐỘNG 1: ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM Nhiệm vụ 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được tình huống nguy hiểm, cách tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống nguy hiểm. Biết cách xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm bảo vệ cho bản thân và những người xung quanh. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia sẻ tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua - GV đưa ra tình hống - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Gợi ý: + Thời gian diễn ra tình huống nguy hiểm: sau giờ học. + Địa điểm diễn ra tình huống nguy hiểm: trên đường về nhà. + Dấu hiệu: có người lạ mặt đi theo. +Tình huống diễn ra: trên đường đi học về, bạn Hà bị một người lạ mặt đi theo. Bạn đi nhanh, người đó cũng đi nhanh. Bạn đi chậm, người đó cũng đi chậm. + Cách xử lí của bạn Hà: Hà chạy thật nhanh vào nhà bác Nam để đợi bố mẹ đón về + Cảm xúc của bạn Hà sau khi trải qua tình huống nguy hiểm: cảm thấy may mắn vì bản thân đã bình tĩnh để xử lí tình huống và tự bảo vệ bản thân. - Những tình huống nguy hiểm: bắt nạt, bắt cóc, cướp giật, ngã cầu thang, sạt lở đất, sét… Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét kết quả của HS GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Nhận diện tình huống nguy hiểm - Tình huống nguy hiểm là những tình huống gây ra bởi các hành vi của con người hoặc thiên nhiên như trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,hạn hán, lũ quét...làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội. Nhiệm vụ 2: Cách tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống nguy hiểm 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách tự bảo vệ bant thân và những người xung quanh khi gặp tình huống nguy hiểm. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận tình huống - GD đạo đức: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. - Thảo luận tình huống +Phân tích tình huống bạn Hà gặp phải + Giải thích tại sao Đó là tình huống nguy hiểm Cách bạn Hà đã xử lí tình huống - Trao đổi những việc nên làm khi gặp tình huống nguy hiểm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. +Tình huống bạn Hà gặp phải: Trong lúc giảng bài anh T ngồi xát lại gần đôi khi đụng chạm vào người Hà + Đó là tình huống nguy hiểm vì Hà có thể bị anh T quấy rối tình dục + Bạn Hà đã xử lí tình huống bằng cách đứng dậy cảm ơn anh T và xin phép ra về. ?.Những việc nên làm khi gặp tình huống nguy hiểm: + Bình tĩnh suy nghĩ, hít sâu thở đều, không hoảng hốt. + Liệt kê các phương án ứng phó. + Tìm cách ứng phó phù hợp: đi đến nơi đông người, nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh, gọi điện thoại cho người thân,... - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức. 2. Cách tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống nguy hiểm - Nhận diện được tình huống nguy hiểm. - Bình tĩnh suy nghĩ. - Liệt kê các cách ứng phó. - Chọn phương án ứng phó để bảo vệ bản thân. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’) Đọc soạn tiếp nội dung chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta. - Trải nghiệm về cách bảo vệ bản thân để vượt qua khó khăn. - Nhiệm vụ 3: Xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết. - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành. - Các tình huống thực tế trong cuộc sống I. Mục tiêu Sau chủ đề này, HS sẽ: + Hiểu được nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính + Hậu quả của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên trái đất + Chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính + Biết cách xác định khó khăn gặp phải + Tìm kiếm các phương án vượt qua khó khăn. + Nhận diện tình huống nguy hiểm, cách tự bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh khi gặp tình huống nguy hiểm

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.