Danh mục
KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 4 TUẦN 28 TIẾT 82-84 Chủ đề 7 Cuộc sống quanh ta. Trải nghiệm về cách bảo vệ bản thân để vượt qua khó khăn
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Thái
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 01/04/24 08:06
Lượt xem: 1
Dung lượng: 1,232.8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 4 TUẦN 28 TIẾT 82-84 Chủ đề 7 Cuộc sống quanh ta. Trải nghiệm về cách bảo vệ bản thân để vượt qua khó khăn TUẦN 28 Ngày soạn: 28/03/2024 Tiết Ngày dạy Lớp HS có mặt HS vắng mặt Có phép Không phép … /4/2024 7B … /4/2024 7C CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG QUANH TA TIẾT 82,83,84: TRẢI NGHIỆM VỀ CÁCH BẢO VỆ BẢN THÂN ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi học chủ đề này, HS có khả năng: - Nắm được những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhà kính, ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái đất, một số khó khăn và tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. - Biết cách vượt qua khó khăn và biết tự bảo vệ bản thân khi gặp những tình huống nguy hiểm. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. * HSKTTT: Biết thế nào là tình huống nguy hiểm, biết tìm người trợ giúp khi gặp nguy hiểm. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính, những khó khăn và tình huống nguy hiểm, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung. - Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn bảo vệ môi trường. - GD đạo đức: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh ảnh, tư liệu về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhà kính, các tình huống khó khăn, nguy hiểm tong cuộc sống. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Hình ảnh liên quan đến hoạt động. - Máy tính, máy chiếu (Tivi), http://www.baigiang.violet.vn - Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ. 2. Đối với học sinh - Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật về cuộc sống quanh ta. - Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính, những khó khăn và tình huống nguy hiểm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: KTSS lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất? 3. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5’) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi 3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều tốt đẹp, mến thương và trân trọng nhưng bên cạnh đó con người cũng cần phải nhận thức được những khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống để có thể tự bảo vệ mình, mọi người và bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của chúng ta. Chủ đề “cuộc sống quanh ta” mà cô trò chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp cúng ta nhận thức rõ hơn những nguyên nhân, tác hại của hiệu ứng nhà kính, cách thức vượt qua khó khăn và cách tự bảo vệ mình khi gặp tình huống nguy hiểm nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (125’) HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM VỀ CÁCH BẢO VỆ BẢN THÂN ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN Nhiệm vụ 3: Xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm 1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xử lí khi gặp tình huống nguy hiểm. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: - Quan sát các bức tranh và chỉ ra mối nguy hiểm mà các bạn trong mỗi bức tranh gặp phải. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát các bức tranh và chỉ ra mối nguy hiểm mà các bạn trong mỗi bức tranh gặp phải - Thảo luận cách xử lí và đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm đó - Chia sẻ điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. + Tranh 1: các bạn có thể bị đuối nước. Cách xử lí: tiếp tục bơi nếu có áo phao để mặc vào hoặc lên bờ không bơi nữa. + Tranh 2: bạn gái có thể bị sét đánh. Cách xử lí: nhanh chóng chạy về nhà nếu gần hoặc vào nhà gần nhất xin trú nhờ. + Tranh 3: các bạn có thể bị xe khác đâm phải, gây ra tai nạn giao thông. + Cách xử lí: đi đúng làn đường dành cho xe đạp với tốc độ vừa phải, không đi dàn hàng ngang hay vừa đi vừa nói chuyện. + Tranh 4: bạn gái có thể bị đốt. Cách xử lí: dùng vở để đập con bọ, gạt nó ra khỏi tay mình hoặc nhanh chóng gọi người lớn đến giúp. - Thảo luận nhóm và ghi lại kết quả - Thực hiện phương pháp đóng vai + Mỗi nhóm 6 người, lựa chọn tình huống, xây dựng kịch bản trong 5 phút + Các nhóm lên đóng vai + Cả lớp quan sát, nhận xét về cách thể hiện và cách ứng xử của các vai diễn GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). - HS nghe hướng dẫn, làm việc nhóm, đóng vai Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS chia sẻ. Điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống: + Khi gặp tình huống nguy hiểm phải thật bình tĩnh, nhanh chóng suy nghĩ cách giải quyết vấn đề. + Tuân thủ các quy tắc, luật lệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức. 3. Xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm. Nhiệm vụ 4: Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm 1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động rèn cho HS có những kỹ năng cần thiết để ứng phó với các tình huống nguy hiểm. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Gợi ý cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm: - Bị đuối nước: + Bình tĩnh, hít sâu, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng để người đẩy sát lên mặt nước. + Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc quạt nước xiên để đẩy người trôi đi dễ dàng. + Khi chuyển động lên xuống, há miệng to, hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc miệng khi ở dưới mặt nước. - Bị cháy nhà: + Tìm cách dập lửa bằng nước, cát, chăn ướt, ... nếu có thể và gọi 114. + Ngắt cầu giao điện, dùng khăn ướt để bịt mũi, mặt. + Bò hoặc cúi thấp người, men theo mét tường để đi đến lối thoát hiểm. + Hô hào để thông báo cho mọi người xung quanh biết. + Dùng khăn, quần áo,... buộc thành dây thừng để thoát hiểm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS chia sẻ. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’) - Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương. - Hùng biện “nếu em là lãnh đạo địa phương”. - Sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương khởi nghiệp thành công ở địa phương. Đọc soạn tiếp nội dung chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta. - Thảo luận, báo cáo và đánh giá kết quả trải nghiệm. Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................  

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.