Danh mục
HD NGLL 7 TUẦN 11 CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO TIẾT 5 THẢO LUẬN VỀ CÁC HÀNH VI ỨNG XỬ CẦN CÓ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI CÁC THẦY, CÔ GIÁO VÀ ĐĂNG KÍ PHONG TRÀO THI ĐUA ‘‘HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY CÔ’’
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Thái
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10:49 30/10/2019
Lượt xem: 372
Dung lượng: 20,2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn 24/10/2019 CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO TIẾT 5 THẢO LUẬN VỀ CÁC HÀNH VI ỨNG XỬ CẦN CÓ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI CÁC THẦY, CÔ GIÁO VÀ ĐĂNG KÍ PHONG TRÀO THI ĐUA ‘‘HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY CÔ’’ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu biết về ngày Nhà giáo Việt Nam, về các câu ca dao, tục ngữ nói về các thầy, cô giáo. - Thấy được những biểu hiện vô lễ hoặc không trung thực của học sinh đối với các thầy, cô giáo, từ đó rút ra được những hành vi ứng xử cần có của bản thân nói riêng và của các bạn học sinh nói chung. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng hoạt động nhóm. - Rèn được kĩ năng giao tiếp, phát biểu trước tập thể. - Giúp HS hình thành các kĩ năng: + Kĩ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm thầy trò; kỹ năng ứng xử với thầy, cô giáo. + Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với các thầy, cô giáo. 3. Thái độ: - Kính trọng thầy cô, học tập những tấm gương học sinh chăm ngoan, lên án và phê phán những hành vi vô lễ với thầy cô. 4. Giá trị đạo đức cần đạt: - Tôn trọng, trung thực, yêu thương, quan tâm và khiêm tốn học hỏi tấm gương các thầy, cô giáo. II. CÁCH THỨC TỔ CHỨC LỚP HỌC Ở các lớp: GV thực hiện theo thời khóa biểu. III. CHUẨN BỊ Giáo viên Giấy A4, bút để ghi kết quả thảo luận. GVCN thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động. Phân công học sinh chuẩn bị các phương tiện. Phân công tổ, nhóm trang trí. Học sinh - Tìm hiểu các kiến thức về ngày Nhà giáo, một số tấm gương các thầy, cô giáo mẫu mực. - Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về công lao của thầy cô giáo Chuẩn bị các clip, các hình ảnh về hành động vô lễ hoặc thiếu trung thực của học sinh với thầy cô. Phương tiện Một số câu chuyện về thầy, cô giáo tiêu biểu. Một số bài hát ca ngợi về trường lớp. Giấy A4, bút dạ. Máy chiếu, hình ảnh. IV. PHƯƠNG PHÁP Vấn đáp. Thuyết trình. Thảo luận. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7A 6/11 7B 1/11 7C 15/11 2. Kiểm tra (1’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới (40’): HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG (7’) Học sinh tham gia trò chơi I. KHỞI ĐỘNG: - Học sinh cả lớp cùng tham gia trò chơi. - Người điều khiển đưa ra câu hỏi. Bạn nào có câu trả lời thì dơ tay người điều khiển sẽ mời đứng tại chỗ để trả lời câu hỏi. Bạn nào có câu trả lời hay thì sẽ được nhận phần thưởng. Câu 1: Bạn có biết, thầy cô giáo làm việc vất vả như thế nào trong việc giảng dạy, giáo dục HS? TL: Thầy cô dành rất nhiều thời gian để soạn giáo án, sưu tầm tài liệu chuẩn bị đồ đạc dạy học, chầm bài làm việc đến khuya. Tìm tòi sáng tạo để truyền đạt kiến thức một cách tốt nhất cho HS. Rút kinh nghiệm để xem tiết sau dạy dược tốt hơn. Bên cạnh đó còn qua tâm đến từng HS để giáo dục các em thành người công dân tốt. Câu 2: Thầy cô mong đợi gì, hi vọng gì ở HS chúng ta? Tl: Mong chúng ta tiến bộ, trở thành con ngoan, trò giỏi; trở thành người công dân tốt có ích cho GĐ và XH. Câu 3: Bạn có thể làm được những việc gì để giúp thầy cô dạy tốt? TL: Chăn chỉ nghe thầy cô giảng bài, thực hiện đầy đủ yêu cầu, bài tập, bài soạn thầy cô nêu ra, lễ phép kính trọng thầy cô giáo, im lặng trật tự trong giờ học… Câu 4: Để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo, HS cần phải làm gì? TL:Thực hiện tốt nội qui của trường, lớp, chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, vâng lời và nhớ đến công ơn của thầy cô giáo. Câu 5: Đối với những HS phạm lỗi, thầy cô giáo không vui lòng, có khi sử phạt. Bạn có đồng ý với việc làm của thấy cô không? Tại sao? TL: Có. Vì việc dạy dỗ của thầy cô là giúp HS luôn tiến bộ để sau này thành những con người có ích. Việc phạt là chỉ nhằm mục đích để HS nhận ra lỗi lầm của mình, sửa chữa lỗi lầm và nhờ đó mà tiến bộ hơn. - Trao phần thưởng cho những câu trả lời hay (một gói Bim Bim) HOẠT ĐỘNG III : THẢO LUẬN VỀ NHỮNG HÀNH VI ỨNG XỬ CẦN CÓ CỦA MỖI HỌC SINH VỚI CÁC THẦY, CÔ GIÁO (14‟) HOẠT ĐỘNG III: THI TÌM CÁC CÂU CA DAO, TỤC NGỮ VỀ THẦY, CÔ GIÁO (7‟) HOẠT ĐỘNG IV : ĐĂNG KÍ PHONG TRÀO THI ĐUA “HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY, CÔ” – TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC (12‟) - Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ . - Các nhóm thảo luận đề xuất bổ sung và đại diện tổ trưởng cam kết. - Mời cô chủ nhiệm cho ý kiến. - Tích hợp giáo dục đạo đức cần đạt: + Tác dụng của phong trào ‘Hoa điểm tốt dâng thầy cô‟ + Các em cần có ý thức, hành đồng như nào với các thầy cô giáo ? -> Học sinh trả lời : Chúng em cần tôn trọng, trung thực, yêu thương, quan tâm và khiêm tốn học hỏi tấm gương các thầy, cô giáo. IV. ĐĂNG KÍ PHONG TRÀO THI ĐUA “HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY, CÔ” - Nội dung đăng kí nên ngắn gọn, cụ thể theo 2 chỉ tiêu đánh giá: + Kỉ luật trật tự trong lớp học. + Số điểm tốt đạt được của cả tổ. - Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ. 4. Củng cố: (2’) GVCN chốt lại những nội dung đã được thảo luận về các hành vi. ứng xử cần có của học sinh với các thầy, cô giáo; nhận xét về kết quả hoạt động. Thư kí thông báo kết quả thảo luận giữa các nhóm, phần chuẩn bị theo đánh giá của Ban tổ chức và GVCN trao giải thưởng. 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Tích cực học bài, làm bài tập tốt để hưởng ứng phong trào thi đua “Hoa điểm tốt dâng thầy cô”. - Chuẩn bị tiết 2: + Tìm hiểu về đội ngũ các thầy, cô giáo trong trường. + Thống kê các hoạt động của lớp cùng các thầy, cô giáo trong các năm học vừa qua. + Vẽ tranh, ảnh, nặn tượng đất sét, sáng tác thơ thể hiện tình cảm của bản thân với các thầy, cô giáo. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.