Danh mục
KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 1 TUẦN 21 TIẾT 58-61- CĐ 5 Vẻ đẹp đất nước - nộp
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Thái
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23:13 20/01/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 564,7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 1 TUẦN 21 TIẾT 58-61- CĐ 5 Vẻ đẹp đất nước - nộp TUẦN 21 Ngày soạn: 18/1/2024 Tiết Ngày dạy Lớp HS có mặt HS vắng mặt Có phép Không phép … /1/2024 7B …/1/2024 7C CHỦ ĐỀ 5: VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC Thời gian thực hiện: … tiết) TIẾT 58,59,60,61 TRẢI NGHIỆM VỀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN VÀ VIỆC LÀM BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ THẢO LUẬN, BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRẢI NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 5 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô, bạn bè trong các nhiệm vụ học tập. * Năng lực riêng - Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội của học sinh. - Năng lực ngôn ngữ thông qua trả lời, phản biện, đề xuất ý kiến. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong khi tham gia các nhiệm vụ học tập. - Trung thực: Thể hiện những sáng kiến của bản thân. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc tìm hiểu về các di tích, danh lam thắng cảnh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính, máy chiếu - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần. - Tư liệu dẫn chứng, hình ảnh về một số hành động vô ý thức của du khách khi tới tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh. - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Sinh hoạt theo chủ đề: Trải nghiệm về cảnh quan thiên nhiên và việc làm bảo vệ di sản văn hoá. Hoạt động 1: Những tác động tiêu cực của con người lên di tích, danh lam thắng cảnh (10 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS biết được những sự việc thực tế về những ảnh hưởng tiêu cực từ phía du khách tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh đã được ghi nhận lại. b. Tổ chức thực hiện - GV trình chiếu những hình ảnh và dẫn chứng những sự việc thu thập được từ báo chí, nội dung là các tác động tiêu cực từ khách tham quan khi đến các khu di tích, danh lam thắng cảnh. - HS theo dõi trên phông chiếu, lắng nghe GV trình bày. - Phần trình chiếu kết hợp giữa hình ảnh và lời miêu tả của GV. + Một nhóm khách tham quan gây ra đám cháy thiêu hủy hoàn toàn ngôi nhà Lang, một công trình kiến trúc cổ hơn 100 năm tuổi duy nhất còn lại của tầng lớp chức sắc người Mường cao nhất trước đây, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Không gian văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình. Công trình kiến trúc vô giá này cùng hơn 200 hiện vật cổ trưng bày, do họa sĩ Vũ Ðức Hiếu sưu tầm suốt 15 năm qua đã biến thành tro trong phút chốc chỉ vì nhóm khách đã cố tình đốt lửa trong bếp để... "nướng ngô", mặc dù ngay cạnh đó là biển báo cấm đốt lửa của bảo tàng. Ðáng trách hơn, lúc đám cháy bùng lên, vì sợ trách nhiệm, họ không báo động và tìm cách dập lửa mà lặng lẽ lên xe ô-tô bỏ chạy. Cũng may là các nhân viên bảo tàng và lực lượng chức năng kịp thời vào cuộc, không để lửa cháy lan sang các khu khác trong bảo tàng. + Hình ảnh của các thành viên của nhóm “Đạp xe xuyên Việt” trèo lên di tích lịch sử quốc gia Hải Vân Quan (nằm giữa TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế) để chụp ảnh bất chấp biển cấm xuất hiện trên mạng xã hội đã khiến nhiều người rất bức xúc. Theo đó, nhóm “Đạp xe xuyên Việt” dừng chân tại di tích lịch sử quốc gia Hải Vân Quan, 3 thành viên trong nhóm đã trèo lên di tích và chụp ảnh. Điều đáng nói, ngay tại di tích đã có biển cấm trèo nhưng 3 bạn trẻ này vẫn bất chấp tất cả để chụp ảnh “check in” theo trào lưu “sống ảo”. Thậm chí khi bị mọi người xung quanh nhắc nhở, một thành viên trèo lên di tích Hải Vân Quan còn bỏ ngoài tai, sau đó chụp ảnh và xả rác bừa bãi. + Những hang động ở Vịnh Hạ Long với hệ thống nhũ đá tuyệt đẹp hình thành từ hàng nghìn năm, vậy mà sau vài mùa đón khách tham quan đã bị rơi, rụng hay vỡ nát do các du khách đua nhau lén lấy đá đập để nghe âm thanh hoặc tìm kiếm một mẩu nhũ mang về. Nghiêm trọng hơn, còn xảy ra hiện tượng cưa trộm nhũ đá tại các hang Trinh Nữ, Cặp La và một số hang động mang về nhà làm hòn non bộ hoặc bán cho các cơ sở kinh doanh hòn non bộ, kiếm lời. + Mới đây, mạng xã hội lan truyền một clip ghi lại hình ảnh một nam thanh niên leo lên đỉnh tảng đá lớn trong khuôn viên chùa để chụp ảnh. Hành động phản cảm của thanh niên này ngay lập tức nhận được rất nhiều phản ứng dữ dội từ cư dân mạng. - Sau khi đưa ra các dẫn chứng, câu chuyện, GV gọi một số HS, yêu cầu các em nêu cảm nhận, suy nghĩ của mình về các sự việc trên. - HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân. - GV kết luận hoạt động: Không chỉ đi du lịch, ở bất cứ nơi đâu, dù trong hay ngoài nước, mỗi người Việt Nam đều mang sứ mệnh của một đại sứ du lịch, đều có thể truyền thông về một đất nước tươi đẹp và những con người tử tế, hành xử văn minh. Những hành động trên là những hành động rất đáng lên án. Mỗi người dân đều phải có ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh nơi mình sinh sống và nơi mình đến thăm. Vậy mỗi chúng ta cần phải làm gì? Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận, trao đổi để đề xuất những sáng kiến nhằm bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước. Hoạt động 2: Đề xuất sáng kiến bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh (35 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS để xuất được những sáng kiến nhằm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. b. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận, thực hiện và báo cáo nhiệm vụ sau: + Hãy đề xuất những sáng kiến, việc làm góp phần bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, hợp tác với nhau trong nhóm để đưa ra câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình về những sáng kiến mà nhóm đã thảo luận và thống nhất. - GV cùng HS các nhóm khác lắng nghe, theo dõi, đặt câu hỏi phản biện (Nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm. - GV mời HS khác nêu câu hỏi, ý kiến, chia sẻ về phần trình bày của các bạn. - GV kết luận hoạt động. * Dự kiến những sáng kiến đề xuất của HS. GV có thể bổ sung thêm: - Những du khách đã từng bị phạt vì hành vi phá hoại di tích, cảnh quan thiên nhiên sẽ bị cấm đến những điểm du lịch, di tích trong một khoảng thời gian phù hợp tùy theo mức độ vi phạm. - Những công trình, di tích đang bị xuống cấp, cần phải tu sửa, tôn tạo, tuyệt đối không cho du khách đến tham quan. - Đối với các hành vi làm tổn hại, trộm cắp, hư hỏng đồ vật, hiện vật, di tích, cần phạt hành chính thật nặng, đền bù theo giá trị. - Tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết cho người dân và du khách. - Cần lồng ghép nhiều hơn các nội dung giáo dục vào các bài học cho học sinh các cấp về ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. Hoạt động 3: Cùng tham gia bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. (20 phút) 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những biện pháp cũng như cách làm cụ thể để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Tổ chức phiên họp với chủ đề “Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương”. Phiên họp: + Thành viên cuộc họp ngồi xung quanh một chiếc bàn, không phân biệt vị trí, chức danh, tuổi tác… + Tạo điều kiện cho sự trao đổi ý kiến bình đẳng, cởi mở giữa những người tham gia. Mọi quan điểm đều được tôn trọng và xem xét. - GV gợi ý cho HS: Gợi ý đóng vai các thành phần tham gia phiên họp: + Nhà trường; + Gia đình; + Các đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,...); + Cơ quan văn hóa phụ trách về di tích (Phòng Văn hóa – Thông tin của TX); + Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng. Gợi ý cách tổ chức phiên họp: Phân công người đóng vai các thành phần tham gia, người chủ trì, thư kí phiên họp Các thành viên trình bày, trao đổi về những việc mình có thể làm để bảo vệ, giữ gìn di tích, danh làm thắng cảnh ở địa phương Người chủ trì điều khiển quá trình thảo luận, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp của phiên họp - Cùng cam kết thực hiện các hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đến tham quan. + Những nội dung chính của buổi tọa đàm: - Ý nghĩa của việc bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.. - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi tham gia buổi thảo luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy truyền thống nhà trường: + Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường:là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện toàn diện, nhân cách, phẩm chất của học sinh, khơi dậy tình trường lớp, yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ. + Cách thức để tuyên truyền ý thức bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh: - Với Ban giám hiệu nhà trường: + Xây dựng, bổ sung kho dữ liệu về các khu di tích, danh lam thắng cảnh. + Tổ chức nhiều hơn những hoạt động trải nghiệm thăm quan các di tích, danh lam thắng cảnh.. + Tích cực vận động học sinh chia sẻ và có ý thức bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. - Với Ban đại diện cha mẹ học sinh: + Nhiệt tình ủng hộ các kế hoạch, phong trao của nhà trường. + Động viên HS tham gia nhiệt tình vào các phong trào lao động, tham gia các hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. - Với Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: + Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần giới thiệu về một số di tích, danh lam thắng cảnh, tuyên truyền những biện pháp nhằm bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. + Thi viết báo bảng với chủ đề “Em yêu các di tích, danh lam thắng cảnh”, tổ chức cuộc thi vẽ tranh, ảnh và video “Danh lam tháng cảnh trong trái tim tôi”. + Duy trì và đẩy mạnh thông qua các hoạt động như: nhận chăm sóc khu di tích lịch sử, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. - Với học sinh: - Với học sinh: + Tích cực tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. + Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về các di tích lịc sử, danh lam thắng cảnh. - Với chính quyền địa phương: + Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cấp bộ Đoàn, gia đình và xã hội đặc biệt là phát huy tối đa vai trò công tác Đoàn, Đội. + Đưa công nghệ thông tin và internet vào phục vụ các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. 3. Cùng tham gia bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. - Học sinh tổ chức phiên họp theo hướng dẫn. - Phiên họp được tổ chức theo cách quy trình Phân công người đóng vai các thành phần tham gia, người chủ trì, thư kí phiên họp Các thành viên trình bày, trao đổi về những việc mình có thể làm để bảo vệ, giữ gìn di tích, danh làm thắng cảnh ở địa phương Người chủ trì điều khiển quá trình thảo luận, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp của phiên họp - Học sinh phân công những thành phần tham dự - Chuẩn bị các tài liệu để trình bày - Đề xuất người chủ trì điều khiển cuộc họp - Thực hiện cam kết thực hiện hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đến tham quan: Tôn trọng nội quy, nâng cao ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. - Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau: + Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương. + Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa + Không vứt rác bừa bãi + Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật + Tham gia các lễ hội truyền thống. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (25 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Trình bày kế hoạch thăm quan một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh trong năm học này. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch thăm quan một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh trong năm học này. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: + Về học tập: +) Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức. +) Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về các di tích lịc sử, danh lam thắng cảnh cũng như các biện pháp nhằm phát hy và bảo vệ những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. + Về các hoạt động xã hội: tích cực tìm hiểu và tham gia các hoạt động nhằm quảng bá cũng như bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nói chung và những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương nói riêng. - GV nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (90 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu về một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà em có ấn tượng nhất ở địa phương. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu về một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà em có ấn tượng nhất ở địa phương. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: + Tên di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. + Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có gì nổi bật mà em cảm thấy ấn tượng. + Em đã có những biện pháp gì nhằm phát huy và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đó. - GV nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài viết về cảnh quan thiên nhiên của địa phương (40 phút) a. Mục tiêu: HS chia sẻ, giới thiệu những bài viết về cảnh quan thiên nhiên của địa phương nơi mình đang sinh sống hoặc tỉnh Quảng Ninh b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ, giới thiệu những bài viết về cảnh quan thiên nhiên của địa phương nơi mình đang sinh sống hoặc tỉnh Quảng Ninh c. Sản phẩm: Bài giới thiệu của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát cho HS giấy nhớ hoặc những mẩu giấy nhỏ và yêu cầu các em viết lên những lời giới thiệu nhanh về cảnh quan thiên nhiên của TX. Đông Triều hoặc của tỉnh Quảng Ninh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhận giấy, viết những lời giới thiệu của mình lên giấy - HS viết xong dán tờ giấy đó lên bảng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS lên chia sẻ những lời giới thiệu được viết trong mẫu giấy. - HS phát biểu suy nghĩ sau khi nghe những bài viết đã được chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận: +GV nhận xét về thái độ tham gia hoạt động của HS * Hùng biện về vai trò của học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. (45 phút) a. Mục tiêu: - Nêu được những vai trò của học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. - Tự tin, hứng thú tham gia hùng biện với các bạn trong lớp, trường. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về những việc làm của em trong việc giữ gìn, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. c. Sản phẩm: HS thực hiện quy tắc. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS hùng biện về vai trò của học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương: + Những việc em đã làm được để giữ gìn, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. + Những thói quen chưa tốt đã thay đổi để giữ gìn, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. + Những việc em đã làm và cảm nhận của em khi giữ gìn, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. - GV tổ chức cho HS bình chọn những bạn HS hùng biện về vai trò của học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. - GV tổ chức cho các nhóm HS đăng kí tham gia sinh hoạt văn nghệ. * Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua tiết học. b. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề. - Nhận xét về tiết học. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Chia sẻ kết quả thử thách làm đẹp ngôi nhà em yêu. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 5 STT Yêu cầu cần đạt Mức độ Đạt Chưa đạt 1 Thiết kế được một số sản phẩm thể hiện sự hiểu biết của bản thân về một cảnh quan thiên nhiên nào đó. 2 Tham gia tổ chức buổi triển lãm giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên đã thiết kế 3 Thể hiện được cảm xúc của bản thân về những di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của đất nước 4 Kể tên được một số di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương, đất nước 5 Thực hiện được những hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh Đạt: HS đạt được ít nhất 4 trong số 5 tiêu chí. Chưa đạt: Chỉ đạt được từ 1 tiêu chí trở xuống.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.