Danh mục
KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 2 TUẦN 24 TIẾT 70-72 -Trải nghiệm về những công việc cụ thể trong gđ,Thảo luận, b. cáo và đánh giá kq trải nghiệm, Hiệu ứng nhà kính - nộp
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Thái
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 15:02 10/03/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 431,2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 2 TUẦN 24 TIẾT 70-72 -Trải nghiệm về những công việc cụ thể trong gđ,Thảo luận, b. cáo và đánh giá kq trải nghiệm, Hiệu ứng nhà kính - nộp TUẦN 24 Ngày soạn: 29/02/2024 Tiết Ngày dạy Lớp HS có mặt HS vắng mặt Có phép Không phép … /3/2024 7B /3/2024 7C CHỦ ĐỀ 6: TẬP LÀM CHỦ GIA ĐÌNH TIẾT 70: TRẢI NGHIỆM VỀ NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ TRONG GIA ĐÌNH( TIẾT 3) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ và tự học trong việc tiếp thu những kinh nghiệm mới được chia sẻ từ những trải nghiệm của bạn bè. - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô, bạn bè trong các nhiệm vụ học tập. * Năng lực riêng: - Năng lực thể hiện tình cảm với mọi người trong gia đình. - Năng lực ngôn ngữ khi chia sẻ, kể những câu chuyện thể hiện sự lắng nghe tích cực hoặc không tích cực của các thành viên trong gia đình. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm với gia đình. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Trung thực: HS chia sẻ những kinh nghiệm của chính mình với các bạn. - GD đạo đức: HS chăm chỉ trong việc học theo chủ đề, biết cố gắng, kiên trì rèn luyện trong học tập và những công việc cụ thể trong gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu (Tivi), http://www.baigiang.violet.vn - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Trò chơi phù hợp với hoạt động mở đầu. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Sinh hoạt theo chủ đề: Trải nghiệm về những công việc cụ thể trong gia đình. Hoạt động 1: Sinh hoạt theo chủ đề (20 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được với các bạn những kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện chi tiêu hợp lí trong các hoạt động sự kiện ở gia đình. b. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, thông qua trò chơi “Ném bóng tuyết” để chia sẻ những nội dung sau: + Ở gia đình em, trong năm thường có những sự kiện nào được tổ chức? + Em có thường xuyên tham gia vào việc xây dựng kế hoạch chi tiêu cho những sự kiện đó không? + Em hãy chia sẻ về một sự kiện mà em đã có sự chi tiêu hợp lí, tiết kiệm và tổ chức thành công sự kiện ở gia đình mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + GV chia lớp thành 2 đội. Đội 1 và Đội 2. + GV vo tròn 2 tờ giấy A4 thành 1 quả bóng giấy (bóng tuyết). + GV tung quả bóng tuyết về hướng đội 1, trúng HS nào thì HS đó phải trả lời các câu hỏi như nội dung yêu cầu. HS ở đội 1 trả lời xong, tung bóng tuyết về phía đội 2. + Mỗi HS khi nhận được bóng tuyết sẽ trả lời 3 câu hỏi nhiệm vụ mà GV đã nêu ở trên. + Việc ném bóng tuyết và trả lời được thực hiện khi GV nhận thấy đã nhiều HS đã được chia sẻ. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. HS trả lời theo thực tế bản thân. - Em hãy chia sẻ về một sự kiện mà em đã có sự chi tiêu hợp lí, tiết kiệm và tổ chức thành công sự kiện ở gia đình mình. + HS kể lại sự kiện thực tế ở gia đình em. + Trong sự kiện đó em đã có những cách nào để tiết kiệm tiền, em đã mua sắm gì cho sự kiện đó? + Điều đó có ý nghĩa với em như thế nào? Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu tinh thần tham gia trò chơi và các câu trả lời của HS. - GV tuyên dương những HS có những chia sẻ hay, chân thành và thể hiện được cách chi tiêu tiết kiệm, hợp lí trong một sự kiện ở gia đình. - GV kết luận hoạt động. * Dự kiến những điều HS có thể trả lời. GV có thể bổ sung những cách để giúp các em có sự chi tiêu hợp lí hơn: - Những sự kiện thường được tổ chức trong một gia đình như: + Ngày sinh nhật của thành viên trong gia đình. + Chuyến du xuân đầu năm. + Chúc mừng một thành tích nào đó trong học tập của các con, hoặc thành công trong công việc của bố mẹ. + Giỗ, mừng thọ, tất niên cuối năm. - Em có thường xuyên tham gia vào việc xây dựng kế hoạch chi tiêu cho những sự kiện đó không? HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (15 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. - GD đạo đức: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. ? Em hãy chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai để áp dụng cho bản thân. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai để áp dụng cho bản thân. + Về học tập: • Tích cực tham gia các hoạt động lao động, văn nghệ - TDTT của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức. • Phát huy tinh thần tự học tập, học từ thầy cô bạn bè để rèn luyện bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. • - GV nhận xét, đánh giá. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh biết lập kế hoạch chi tiêu, biết tiết kiệm tiền cho tập thể lớp. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh biết lập kế hoạch chi tiêu, biết tiết kiệm tiền cho tập thể lớp. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: + Tên bạn học sinh. + Kết quả nổi bật của bạn về học tập, việc làm trên. + Em học được điều gì từ bạn. - GV nhận xét, đánh giá. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 phút) Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: - Lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện trong gia đình em. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết. - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành. - Các tình huống thực tế trong cuộc sống Mục tiêu: Sau chủ đề này, HS sẽ: • Giới thiệu được những công việc cụ thể của bản thân trong các hoạt động học tập và lao động ở trong gia đình và ở trường học. • Thể hiện được hành vi ứng xử, thể hiện được sự lắng nghe tích cực ở nhà trường, lớp cũng như ở nhà. • Phát triển được tính tự giác tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. • Hợp tác được với bạn bè để thể hiện thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh. TUẦN 24 Ngày soạn: 29/02/2024 Tiết Ngày dạy Lớp HS có mặt HS vắng mặt Có phép Không phép … /3/2024 7B /3/2024 7C CHỦ ĐỀ 6: TẬP LÀM CHỦ GIA ĐÌNH TIẾT 71 THẢO LUẬN, BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRẢI NGHIỆM I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ và tự học trong việc tiếp thu những kinh nghiệm mới được chia sẻ từ những trải nghiệm của bạn bè. - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô, bạn bè trong các nhiệm vụ học tập. * Năng lực riêng: - Năng lực thể hiện tình cảm với mọi người trong gia đình. - Năng lực ngôn ngữ khi chia sẻ, kể những câu chuyện thể hiện sự lắng nghe tích cực hoặc không tích cực của các thành viên trong gia đình. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm với gia đình. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Trung thực: HS chia sẻ những kinh nghiệm của chính mình với các bạn. - GD đạo đức: HS chăm chỉ trong việc học theo chủ đề, biết cố gắng, kiên trì rèn luyện trong học tập và những công việc cụ thể trong gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu (Tivi), http://www.baigiang.violet.vn - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Trò chơi phù hợp với hoạt động mở đầu. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Phát động dự án tiết kiệm Hành động nhỏ - ý nghĩa lớn (20’) a. Mục tiêu: HS vui vẻ, hứng thú tham gia dự án. b. Nội dung: Phát động dự án tiết kiệm Hành động nhỏ - ý nghĩa lớn. c. Sản phẩm: kết quả dự án. d. Tổ chức thực hiện: - GV giới thiệu ý nghĩa của dự án. - Công bố thời gian dự án sẽ diễn ra - GV khảo sát học sinh theo các câu hỏi: + Các hình thức tiết kiệm HS có thể thực hiện được là gì? + Hình thức nào em thấy hiệu quả nhất? Vì sao? - HS chia sẻ ý kiến cùng các bạn. - GV kết luận. Hoạt động 2: Giao lưu với đại diện cha mẹ học sinh về chủ đề Làm chủ kinh tế trong gia đình (20’) a. Mục tiêu: - Biết ý nghĩa của làm chủ kinh tế trong gia đình. - Có ý thức vận dụng những điểu học hỏi được về làm chủ kinh tế trong gia đình vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày. b. Nội dung: - Giao lưu với đại diện cha mẹ học sinh về chủ đề Làm chủ kinh tế trong gia đình. - Lập kế hoạch cá nhân. c. Sản phẩm: Buổi giao lưu với Ban đại diện cha mẹ HS của lớp. d. Tổ chức thực hiện: Người dẫn chương trình tuyên bố lí do tổ chức hoạt động. Phỏng vấn Ban đại diện cha mẹ HS: GV đưa ra câu hỏi: + Làm chủ kinh tế trong gia đình có ý nghĩa như thế nào? - GD đạo đức: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. +Những khó khăn nào có thể nảy sinh khi không biết làm chủ kinh tế trong gia đình? - GV mời HS toàn trường chia sẻ ý kiến về câu hỏi trên. - Sau đó đưa ra câu hỏi: HS có thể phát triển, rèn luyện khả năng làm chủ kinh tế trong gia đình bằng cách nào? - GV kết luận: Làm chủ kinh tế trong gia đình sẽ tạo được cuộc sống ấm no;có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ; đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú; có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển con người toàn diện... Là HS, chúng ta cần góp một phần nhỏ bé của mình vào việc làm chủ kinh tế trong gia đình bằng cách: Tham gia lao động vừa sức tại gia đình để giúp bố mẹ người thân, thực hành lối sống tiết kiệm, giản dị... HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 phút) Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: - Chuẩn bị nội dung Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta: Hiệu ứng nhà kính. TUẦN 24 Ngày soạn: 29/02/2024 Tiết Ngày dạy Lớp HS có mặt HS vắng mặt Có phép Không phép … /3/2024 7B /3/2024 7C CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG QUANH TA TIẾT 72: HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi học chủ đề này, HS có khả năng: - Nắm được những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhà kính, ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái đất, một số khó khăn và tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. - Biết cách vượt qua khó khăn và biết tự bảo vệ bản thân khi gặp những tình huống nguy hiểm. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính, những khó khăn và tình huống nguy hiểm, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung. - Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn bảo vệ môi trường. - GD đạo đức: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh ảnh, tư liệu về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhà kính, các tình huống khó khăn, nguy hiểm tong cuộc sống. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Hình ảnh liên quan đến hoạt động. - Máy tính, máy chiếu (Tivi), http://www.baigiang.violet.vn - Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ. 2. Đối với học sinh - Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật về cuộc sống quanh ta - Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính, những khó khăn và tình huống nguy hiểm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: KTSS lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Trình bày thông điệp chi tiêu hợp lí và tiết kiệm 3. Bài mới. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi 3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS nghe bài hát: “Ơi cuộc sống mến thương” của Nguyễn Ngọc Thiện - GV em có cảm nhận gì sau khi nghe lời bài hát? - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều tốt đẹp, mến thương và trân trọng nhưng bên cạnh đó con người cũng cần phải nhận thức được những khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống để có thể tự bảo vệ mình, mọi người và bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của chúng ta. Chủ đề “cuộc sống quanh ta” mà cô trò chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp cúng ta nhận thức rõ hơn những nguyên nhân, tác hại của hiệu ứng nhà kính, cách thức vượt qua khó khăn và cách tự bảo vệ mình khi gặp tình huống nguy hiểm nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ( Tiết 1) (40’) Nhiệm vụ 1: Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được các nguyên nhân gấy ra hiệu ứng nhà kính. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; sau đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. Hay hiểu một cách đơn giản, hiệu ứng nhà kính là cụm từ dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong. Điều này khiến toàn bộ không gian bên trong ấm lên chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Chỉ ra vấn đề được mô tả trong hình ảnh? ? Nêu hậu quả của vấn đề? - GD đạo đức: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. ? Liên hệ thực tiễn tại địa phương em? - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: (Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu, kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà) + GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc về việc tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính và liên hệ thực tiễn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS GV chiếu các thông tin về hiệu ứng nhà kính đã tìm hiểu. GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính - Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính: + Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn. + Ngày nay, các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ sau. + Ngoài CO2 ra, các khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. + Ngoài ra, sự phát triển chóng mặt của dân số và công nghiệp cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái đất. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 phút) Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: - Chuẩn bị nội dung Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta. + Hiệu ứng nhà kính (tiết 2,3): Tác động của hiệu ứng nhà kính

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.