Danh mục
KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 4 TUẦN 32 TIẾT 32 (2) -Chủ đề 8. CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI (Tháng 4) Em phù hợp với nghề nào
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Thái
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 4/22/23 10:35 AM
Lượt xem: 15
Dung lượng: 195.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: KHBD HĐ TN KHỐI 7 THÁNG 4 TUẦN 32 TIẾT 32 (2) -Chủ đề 8. CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI (Tháng 4) Em phù hợp với nghề nào Tuần 32 Ngày soạn: 20/4/2023 Ngày dạy:....../4/2023 Lớp 7C TS: Vắng: CHỦ ĐỀ 8: CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI Thời gian thực hiện: (02 tiết) Tháng 4: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề TUẦN 32 - TIẾT 32: EM PHÙ HỢP VỚI NGHỀ NÀO ( TIẾT 2). I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Tìm và ghi lại những câu ca dao, tục ngữ, hò, vè,…. nói về các nghề nghiệp khác nhau. - Tìm hiểu những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề địa phương, từ đó có được sự tự đánh giá được sự phù hợp của bản thân với các nghề ở địa phương. - Hs làm được tập san về một số nghề ở địa phương. 2. Năng lực: * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về các năng lực phẩm chất của các nghề và nhận ra sự phù hợp của mình với nghề nào, hs mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung. - Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn nét đẹp, truyền thống của nghề địa phương. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - Tranh ảnh, tư liệu về nghề ở địa phương, yêu cầu của các nghề. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động. - Máy tính, máy chiếu (Tivi). - Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ. 2. Đối với học sinh: - Tìm và ghi lại những câu ca dao, tục ngữ, hò, vè,…. nói về các nghề nghiệp khác nhau. - Tìm hiểu những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề địa phương. - Mỗi nhóm chuẩn bị 2 hoặc 3 hộp xúc xắc nghề nghiệp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - KT sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (6 phút) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Hát nối. 3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 5 phút, 2 đội lần lượt hát các bài hát trong bài hát có nhắc đến tên các nghề, mỗi đội hát 1 lần rồi đến đội khác. Lần hát của người sau không trùng với nghề đã được nhắc đến ở các bài hát trước. + Đội nào hát được đến cuối cùng là đội chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều nghề xung quanh chúng ta, vậy nghề nào là nghề phù hợp với em nhất? Chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm để trả lời vấn đề “ EM PHÙ HỢP VỚI NGHỀ NÀO” này nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Hoạt động 1: Em và các nghề ở địa phương. (10 phút) 1. Mục tiêu: Khám phá đặc điểm và yêu cầu cơ bản của một số nghề. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Tìm hiểu sự phù hợp của bản thân em với yêu cầu của nghề ở địa phương theo các bước sau: - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động nhóm của HS GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 3.Em và các nghề ở địa phương. Nghề giáo viên dạy Toán Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề Phẩm chất, năng lực của em Các phẩm chất, năng lực cần rèn luyện thêm - Có kiến thức toán học - Khả năng tư duy tốt - Kiên nhẫn - Cẩn thận - Nhẫn nại - Vị tha - Công bằng - Học tốt môn toán - Khả năng tư duy tốt - Kiên nhẫn - Công bằng - Cẩn thận - Nhẫn nại - Vị tha Đánh giá sự phù hợp của em với nghề: Khá phù hợp Hoạt động 2: Tập san về nghề ở địa phương (15 phút) 1. Mục tiêu: hs viết được bài giới thiệu, quảng bá về một nghề ở địa phương. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: sản phẩm hoạt động nhóm của các nhóm HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm mỗi nhóm có 2 đến 4 học sinh và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: hs viết được bài giới thiệu, quảng bá về một nghề ở địa phương. - GV gợi ý cho HS: a.Viết bài giới thiệu, quảng bá về một nghề ở địa phương. Gợi ý: • Sự ra đời của nghề • Đặc điểm của những người làm nghề • Sản phẩm của nghề • Đánh giá của mọi người về giá trị và đóng góp của nghề đó cho địa phương • Cảm nhận cá nhân của em về nghề b. Giới thiệu bài viết của em và tập hợp thành tập san về các nghề ở địa phương. - Đại diện nhóm lên trình bày. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trình bày. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về các sản phẩm của các nhóm. 4. Tập san về nghề ở địa phương - Giới thiệu về nghề làm chiếu Nghĩa Trung. - Giới thiệu về nghề khâu nón lá Nghĩa Châu. - Giới thiệu về nghề làm sản phẩm cói xuất khẩu Nam Điền - Nghĩa Hải. - Giới thiệu về nghề nuôi trồng thủy, hải sản Rạng Đông – Nam Điền. - Giới thiệu về nghề bán hàng chợ Nghĩa Trung, Liễu Đề. - ………. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (6 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan. 3. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của học sinh. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: tham gia trả lời các câu hỏi TNKQ. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 6 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. HS tự đánh giá bản than sau chủ đề. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Học sinh hoàn thành tự đánh giá bản thân sau chủ đề theo phiếu đánh giá cá nhân. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời trông phiếu đánh giá bản thân của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Tự đánh giá bản thân sau chủ đề vào phiếu tự đánh giá. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SAU CHỦ ĐỀ 8 Tích vào ô tương ứng với đánh giá của bản thân em. Họ và tên : Lớp: I. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động: Rất tích cực Tích cực Chưa tích cực II. Đánh giá kết quae thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề: Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng Em kể tên được 1 số nghề hiện có ở địa phương. Em nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương. Em nhận diện được những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm những nghề ở địa phương. Em nêu được những phẩm chất năng lực cần có của người làm các nghề ở địa phương. Em liên hệ được một số phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của một số nghành nghề ở địa phương. E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút) - Cả lớp hoàn thiện làm tập san về một số nghề ở địa phương, nộp vào tiết học sau. - Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: Chủ đề 9: CHÀO MÙA HÈ

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.